A.Giới thiệu chung về máy phát vô tuyến 733-JRS.

Máy  JRS-733AM là máy phát vô tuyến MF/HF ( phát được cả dải sóng trung và sóng ngắn). Nó hoạt động  ở dải sóng từ 1.6000 MHz đến 29.999 Hz với bước thay đổi là 100 Hz. Công suất phát danh định là 3kW. Nó có thể thay đổi ở các mức FULL, MED, LOW. JRS 733-AM yêu cầu nguồn nuôi 380V 3pha.

B. Các cảnh báo sự cố có khả năng xảy ra và được máy tự động chỉ báo.

Khi có sự cố xảy ra, LED [WRN] sẽ sáng và nội dung sự chi tiết sự cố được  thể hiện trên mặt chỉ thị. Nếu có cùng lúc hai cảnh báo thì nó sẽ cảnh báo lần lượt, mỗi cảnh báo sẽ tồn tại trong vài giây.

+ Cảnh báo INTERLOCK:  Là cảnh báo hệ thống bị khóa liên động. Kiểm tra lại thiết bị chuyển mạch anten. Khi có lỗi này thì phải kiểm tra lại chuyển mạch  anten  có đặt đúng vị trí chưa? Kiểm tra lại dây dẫn và các điểm nối  từ chuyển mạch anten đến máy phát. Nếu chưa được thì mở thiêt bị chuyển  mạch ang ten để tìm nguyên nhân nếu có thể...

+ Cảnh báo “EXC UNLOCK”:

Cảnh báo mạch PLL trong tầng đổi tần của khối CNC-90 hiện bị sai lệch. Mở máy và kiểm tra các LED từ CD2 đến CD5 xem có đèn nào sáng, mạch VCO tương ứng với LED đó cần điều chỉnh lại.

+ Cảnh báo M.U DETUNE:

Nghĩa là việc phối hợp trở kháng ra không được điều chỉnh thích hợp. Cảnh báo này thường xuất hiện trong khi Tuning máy và bất cứ khi nào chuyển kênh.

+ Cảnh báo P.A  FAIL/P.AxxA(B)

Điều này cho biết Modul công suất số ## bị sự cố, đồng thời đèn LED cảnh báo ở khối A hoặc B hoặc cả A & B sang. Nếu cảnh báo này không được khắc phục, đồng thời máy phát liên tục trong thời gian dài sẽ làm phát nhiệt trên bộ cộng công suất. Khi đó máy sẽ đưa ra tín hiệu báo động và lập tức dừng phát sóng.

Kiểm tra xem Modul cs ấy có LED nào sang.

LED “HEAD”: Modul bị quá nóng. Kiểm tra mạch và quạt làm mát.

LED “LOAD”: Cảnh báo trở kháng ra bất bình thường.Kiểm tra các giắc ra của Modul. Nếu cần thiết thì kiểm tra lại giá trị điện trở ở bộ cộng. Giá trị cụ thể của chúng có trong sơ đồ.

LED “POWER”: Cảnh báo công suất ra bị suy giảm bất thường. Thực hiện TEST 2 với mức công suất ra suy giảm ở LOW hoặc MED. Nếu mức công suất ra nhỏ hơn, hãy kiểm tra dòng tĩnh của khối PA đó. Thử điều chỉnh biến trở chỉnh thiên áp của 4 transistor xem dòng tĩnh có thể =2.0A. Nhớ điều chỉnh như đã thực hiện trong bảo dưỡng. Nếu không được thì thay các transistor 2sk410 tương ứng.

LED :OC”: Dòng chính (Is) của khối công suất vượt quá 10A. Kiểm tra mạch cs ra và các 2sk410 của khối.  

+ Báo động “ANT VSWR”:

Trở kháng đầu ra RF bị bất thường. Đề nghị kiểm tra lại hệ thống anten tương ứng.

+Báo động “M.U FAIL”:

Việc phối hợp đầu không tốt, việc điều hưởng ko đạt. Đề nghị kiểm tra đầu ra của máy phát, bao  gồm cả mạch điều hưởng tự động và mạch đo trở kháng CCN-197.

 

+Báo động “P.S OVVLTG”:

Điều này chỉ xảy ra khi điện áp AC đầu vào vượt quá so với ngưỡng cho phép. Kiểm tra lại hệ thống nguồn cung cấp. Nếu nguồn cung AC không bất thường thì ta ktra lại mạch bảo vệ quá áp.

+ Báo động P.S OVCURR”: Báo động này cho biết dòng chính khối PA nào đó bị quá cao (ngay cả KEY ko có), kiểm tra mạch cấp nguồn +80V. Nếu xảy ra chỉ khi có KEY hãy kiểm tra xem có phải mức ra cs quá cao hay không trong khi mạch điều hưởng ra vẫn bình thường.

+ Báo động “FUS BLOWN”:

Điều này xảy ra khi có cầu chì nào đó ở khối nguồn CCB-257 hoặc CBJ-71A bị chảy. Việc phát hiện cầu chì bị chảy dễ dàng nhờ dấu hiệu bị chảy ở mặt trước của cầu chì. Thay cầu chì bị chảy với cầu chì tương thích.

+ Báo động “DRV AMP”:

Điều này cho biết khối kđ kích thích CAR-107 bị hỏng.

Trên khối này có bố trí 03 LED cảnh báo với nội dung như sau:

LED FUSE: Kiểm tra lại mạch kd tầng cuối của khối.

LED LOAD: Kiểm tra mạch chia công suất.

LED HEAT: Kiểm tra quạt làm mát của khối cũng như nguồn nuoi của nó.

+Báo động “P.A COMBIN”:

Báo động này xảy ra khi nhiệt độ của khối cộng công suất quá cao. Thực hiện TEST ##2 để kiểm tra mức công suất ra của mỗi modul PA. Thay thế Modul PA khi có thể.